Cách sơ chế sá sùng tươi của ngư dân

 

Sá sùng là một trong những đồ hải sản mà “mẹ biển cả” ban tặng cho con người. Sá sùng mang lại khá nhiều giá trị dinh dưỡng cũng như các khoáng chất cần thiết khác. Bởi vậy, chúng trở thành món ăn vùng biến được rất nhiều ưa chuộng.

Để có thể chế biến được món ăn từ sá sùng ngon, giai đoạn sơ chế chiếm vị trí vô cùng quan trọng. Nếu sơ chế không đúng cách, sẽ khiến cho sá sùng tanh, bị sạn và từ đó ảnh hưởng đến chất lượng của món ăn.

Nhưng đừng lo lắng, bài viết dưới đây của mình sẽ giúp bạn có cách sơ chế sá sùng tươi đúng điệu của các ngư dân.

Trước tiên, ta sẽ tìm hiểu sá sùng là gì?

Sá sùng là một loại hải sản, thân mềm, chúng thường sống ở vùng biển Vân Đồn, Móng Cái, Quảng Ninh, Nha Trang,... Loại hải sản này thường có màu nâu đỏ, nhìn qua, trông chúng có hình dạng như con giun đất, trên mình mang những sợi vân ngang nhỏ li ti, ruột chứa đầy cát. Sá sùng trong các hoang đá, khe cát dưới biển sâu khoảng từ 10 – 30m. Khi còn tươi, chúng có chiều dài khoảng 5 – 10cm, thậm chí có những con có chiều dài từ 15 – 40cm, rất dài phải không?

Để có thể bắt được sá sùng, bạn phải đi từ sáng sớm, khi mà nước thủy triều đã rút, người ta sẽ lần theo dấu vết của chúng để lại. Khi tìm thấy dấu vết, bạn chỉ cần đào sâu một chút là bắt được chúng. Bị bắt, sá sùng cuộn mình lại trông như một quả bóng, sờ tay vào rất mềm và mát. Giống như loài giun, chúng chỉ có một đường ống ruột kéo dài từ đầu đến cuối, tim, gan và phổi đều không có. Thức ăn chủ yếu của loài sinh vật này là những chất hữu cơ, những sinh vật phù du xanh nổi trên mặt nước.

 

 

Cách sơ chế sá sùng tươi của ngư dân

Để cho món ăn chế biến từ sá sùng thơm ngon, bạn cần phải sơ chế chúng thật tỉ mỉ, kĩ càng, làm sao khi sơ chế xong, thịt sá sùng có màu trằng hồng, khoang bên trong bị lẫn bụi bẩn hay cát. Bạn có thể tham khảo cách sơ chế sau:

  • Dùng một que nhỏ lộn ngược sá sùng ra, làm sạch cát, bụi bẩn và các tạp chất khác. Chú ý, khi lộn ngược sá sùng, phải thật khéo léo xiên que dọc theo thân của chúng, tránh việc làm cho thân của chúng bị rách. Đặc biệt, cần phải lộn ngược toàn bộ thân sá sùng ra. Nếu không sẽ không thể làm sạch được cát và có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng của sá sùng.
  • Sau đó, tiến hành rửa sạch nhiều lần với nước và muối. Có thể kết hợp rửa dưới vòi nước mạnh để đẩy lùi được đất cát và bụi bẩn hơn.
  • Tiếp theo là công đoạn sấy sá sùng cho khô. Bạn có thể dùng tha, sấy bằng điện hoặc dùng bếp từ than tổ ong để sấy chúng.
  • Sau đó, sá sùng được chiên qua dầu hoặc được mở để có thể giữ lại hương vị của chúng một cách tuyệt vời nhất.

Trên đây là cách sơ chế sá sùng tươi của ngư dân vùng biển. Cũng không quá khó phải không? Chỉ cần bạn có sự tỉ mỉ, khéo léo là có thể tự tay sơ chế sá sùng rồi. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo những con sá sùng tươi ngon tại http://thucphamcacmien.com

 

 

Các món sá sùng khác :

1.Cách sơ chế sá sùng tươi của ngư dân

2.Sử dụng sá sùng nấu nước lẩu cho món phở bò ngày cuối tuần

3.Mẹo bảo quản sá sùng khô hiệu quả

4.cách nấu cháo sá sùng khô tại nhà cho bà nội trợ

5.Bí quyết xào sá sùng tươi tại nhà đơn giản mà thơm ngon

Sá sùng
Từ Khóa cuối trang: Sá sùng Đã xem: 41
37/41 41 bài đánh giá
 Newer News
▪  Sử dụng sá sùng nấu nước lẩu - nấu phở  (29/12/2018)
▪  Cách bảo quản sá sùng khô hiệu quả  (29/12/2018)
▪  cháo sá sùng  (29/12/2018)
▪  Bí quyết xào sá sùng tươi tại nhà đơn giản mà thơm ngon  (29/12/2018)
▪  Bí quyết làm món nem hải sản sốt mayonnaise tại nhà  (16/03/2019)
 Older News
▪  Cách bảo quản chế biến mực một nắng ngon đúng cách  (01/11/2017)
▪  Cách chọn tôm tươi ngon nhất  (29/09/2015)
▪  Cách chọn ghẹ chắc thịt  (29/09/2015)
▪  Cách chọn cua ngon  (29/09/2015)
▪  Cách chọn sò như thế nào?  (29/09/2015)

Ms.Huệ : 0983.65.99.83